Thursday, August 3, 2023

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 08/2023)

 


1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2023

1.1. Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

v  Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2023/TT-NHNN ban hành ngày 17/04/2023 của Ngân hàng nhà nước quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2023/TT-NHNN”)

 v  Ngày có hiệu lực: 15/08/2023.

Nội dung có thể lưu ý:

·          Một là, mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 14 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định:Điều 14. Mục đích vay nước ngoài

1. Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

a) Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;

b) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;

2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:

a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.”

·          Hai là, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 08/2013/TT-NHNN quy định:Điều 15. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

1. 30% đối với ngân hàng thương mại;

2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.”


2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2023

2.1. Thông tư số 18/VBHN-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

v  Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/VBHN-NHNN ban hành ngày 12/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

v  Ngày có hiệu lực: 12/07/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017, và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.

2.2. Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
v  Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ban hành ngày 28/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2023/TT-NHNN”)

v  Ngày có hiệu lực: 28/07/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số Thông tư số 09/2023/TT-NHNN quy định:Điều 7. Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền.

2. Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền không phụ thuộc vào lượng tiền giao dịch của khách hàng, giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa.

3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ thông qua hình thức gửi thư điện tử đến địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc bộ phận theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Thông tư này hoặc bằng văn bản giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ; trao đổi với đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).

...”

Search This Blog

Translate

Popular Posts