BẢN TIN THÁNG 09/2019: CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG
1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 8/2019
1.1. Thông tư số 13/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
v Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ban hành ngày 21/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 13/2019/TT-NHNN”)
v Ngày có hiệu lực: 05/10/2019.
Một số nội dung có thể lưu ý:
· Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể,
khoản 8 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận
danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số
22/2018/TT-NHNN)
8. Điều 8 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ
theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước đối với đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này hoặc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài bổ sung hồ sơ.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh
hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc
kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem
xét, chấp thuận.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo
quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận,
văn bản trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng
Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải nêu rõ lý do.”.”
·
Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện chế độ thông báo, báo cáo.
Cụ thể, khoản 9 Điều 2 Thông tư số
13/2019 quy định: “Điều
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày
05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ
tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông
tư số 22/2018/TT-NHNN)
9. Điều 11 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kịp thời thông báo
bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi liên quan đến việc đáp ứng
tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm phát sinh trong
quá trình Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến
nhân sự hoặc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự
kiến nhân sự cho đến khi nhân sự được bầu, bổ nhiệm theo quy định sau đây:
a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại
khoản 1 Điều 4 Thông tư này: gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 4
Thông tư này: gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đặt trụ sở.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bầu, bổ nhiệm các chức
danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên Hội đồng
thành viên, Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo cho
Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này về danh sách những
người được bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.”.”
·
Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Cơ quan thanh tra,
giám sát ngân hàng.
10. Khoản 1 Điều 12 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm là đầu mối
đánh giá việc đáp ứng hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản
1 Điều 4 Thông tư này theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư
này; lấy ý kiến các đơn vị liên quan; tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước xem xét, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”
Cụ thể, Điều 7 Thông tư số
11/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 7. Hình
thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát
đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết
định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung
quy định tại khoản 1 Điều 15[1]
Thông tư này.
2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực
tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ
xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức
tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát
trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp
tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín
dụng được kiểm soát đặc biệt.
4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm
soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản
1 Điều 6[2]
Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình
thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định
tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
[1] “Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 146b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2017). Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ
sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm
các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:
(i) Tình hình tài chính, giá trị thực
của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;
(ii) Thực trạng về tổ chức, nhân sự,
quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;
(iii) Thực trạng về hoạt động, kinh
doanh, đầu tư; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;
(iv) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo
đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu
tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý
được, lãi dự thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;
(v) Danh sách khách hàng (không bao gồm
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách
tổ chức, cá nhân gửi tiền; chủ nợ khác;
(vi) Các thông tin khác phục vụ cho việc
thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn
hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả
thực hiện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;
c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm
kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ
chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Trong giai đoạn chưa có phương án
cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ
sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b
khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và
các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động
của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực
trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng
được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động;
e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực
trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền
hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;
h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và
các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc
biệt;
i) Định kỳ theo quy định tại Quyết định
kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát
đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều
6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm
soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2
Điều 6 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu
tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được
kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);
k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát
đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều
6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm
soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2
Điều 6 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn,
nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc
biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ
chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;
l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín
dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên
quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
m) Các công việc khác do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.”
[2] “Điều 6. Thẩm quyền quyết
định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem
xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ
tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo
quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt
theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt
theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các
quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt
được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều
11 Thông tư này;
h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt
theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo
quy định tại Điều 13 Thông tư này;
k) Các nội dung khác quy định tại Luật
Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ
tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b,
c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung quy định tại điểm a, b
khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho
vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản
2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ;
khoản 1, 2 Điều 149c và khoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đối với các nội dung quy định tại điểm đ
khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức
tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.
3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều
146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức
tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn.”